• 0283.7600681 - 7600682

TIN TỨC

Vì Sao nông sản Việt Nam Phụ Thuộc Vào Trung Quốc. Cập Nhật Tổng hợp toàn cảnh giải cứu nông sản

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng loạt mặt hàng nông sản của Việt Nam bị ứ đọng tại các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc.

Khi bánh mì “giải cứu” thanh long

Doanh nghiệp Hàn Quốc mở chiến dịch giải cứu nông sản Việt

Giải cứu nông sản do virus corona: 111 conainer thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị

“Giải cứu” lô nhãn Việt Nam đầu tiên vào Australia

Trước tình trạng này, ngành chức năng đã đề xuất nhiều giải pháp căn cơ trong việc tìm đầu ra cho nông sản theo hướng bền vững.

“Giải cứu nông sản” là cụm từ được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên, thẳng thắn mà nói thì bản chất của tổ chức giải cứu nông sản là sự thất bại trong việc sản xuất nông nghiệp, được mùa mất giá cứ như vòng lặp “vận” vào người nông dân trong nhiều năm nay không riêng gì trong đợt dịch Covid-19 này. Một số sản phẩm cứ đến mùa thu hoạch lại dư thừa như dưa hấu, thanh long, cà phê, củ cải…, làm đời sống người nông dân điêu đứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển nông nghiệp và kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, việc quá phụ thuộc vào một thị trường cũng là rào cản lớn trong việc phát triển nông nghiệp. Theo thống kê, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 41,3 tỷ USD, thị trường Trung Quốc chiếm 27,8%. Do diễn biến khó lường của dịch Covid-19, hàng loạt cửa khẩu phải đóng cửa khiến thị trường tiêu thụ nông sản của người Việt chao đảo.

Ông Nguyễn Đình Tùng, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng, khi dịch bệnh xảy ra, nhóm bị ảnh hưởng ngay lập tức là những doanh nghiệp xuất hàng đi Trung Quốc gần như tê liệt. Trong khi đó, với nhóm nông dân nằm trong vùng liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu, hoặc đi các thị trường khác thì vẫn được đảm bảo. Doanh nghiệp vẫn giữ uy tín, thu mua trái cây cho bà con.

“Đây là cơ hội để chúng ta nhìn lại, bà con cần chuyển hướng liên kết với doanh nghiệp. Còn xưa nay chúng ta chỉ nhìn vào thị trường Trung Quốc, buôn bán tiểu ngạch, không có hợp đồng”, ông Tùng nói.

Có thể nói, việc xuất - nhập khẩu nói chung cũng như xuất khẩu nông sản nói riêng, để tỷ trọng quá lớn vào một thị trường thường mang lại rủi ro cao. Bởi vậy, điều cấp thiết nhất của Chính phủ bây giờ là vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản, đặc biệt là hướng đến thị trường phát triển, cần nguồn cung lương thực, thực phẩm chất lượng cao.

Tuy nhiên, để nông sản Việt “đánh chiếm” các thị trường khó tính như như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… là một thách thức, do trình độ chế biến, năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam so với nhiều nước còn hạn chế, nhận thức của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về công nghiệp chế biến chưa cao nên đầu tư cho máy móc sản xuất còn thấp.

 

Từ khóa


Bài viết liên quan

Image
  • 30/08/2023

Hội thao chào mừng 24 năm thành lập & phát triển công ty TNHH TM SX Phước Hưng.

Ngày 28/07/1999 Công ty TNHH TM SX Phước Hưng được thành lập với thương hiệu “phân bón đầu bò giúp nông dân làm giàu”. Qua 24 năm thành lập và phát triển (28/07/1999 -28/07/2023). Sáng ngày 28/08/202, Công ty phối hợp với công đoàn công ty long trọng tổ chức Hội thao chào mừng 24 năm thành lập với các môn vân động như: Kéo co Nam - Nữ; Nhảy bao bố Nam - Nữ; Bao bố đi bộ Nam – Nữ; Cắm hoa; Bóng đá mini Nam; Đập heo đất.

Image
  • 23/04/2023

Công đoàn cơ sở cơ CÔNG TY TNHH TM SX PHƯỚC HƯNG tổ chức thành công Đại hội đoàn viên lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Sáng ngày 14/4/2023, tại hội trường công ty, Công đoàn cơ sở cơ CÔNG TY TNHH TM SX PHƯỚC HƯNG tổ chức thành công Đại hội đoàn viên lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.\r\nĐến dự Đại hội có ông Nguyễn Văn Quí - Phó Giám đốc công ty; đồng chí Nguyễn Thành Tiến - Bí thư chi Bộ; đồng chí Phạm Thị Anh Thi- Chủ tịch Công đoàn công ty cùng 53/55 đại biểu công đoàn viên tham dự Đại hội.

Image
  • 28/05/2022

Tin mới

Tin mới

Hỗ trợ bán hàng

(028) 37600.681
(028) 37602.431

Hỗ trợ kỹ thuật

ThS. Hà Chí Trực
0911.882.893

Phụ trách công nợ miền Tây

0911.331.944

Phụ trách công nợ miền Đông

0918.866.205